Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

TỤNG KINH QUAN TRỌNG HAI CHỮ THÀNH TÂM

Triều nhà Tùy, niên
hiệu Khải Hoàn năm đầu, có một vị Tăng tại Dương châu thường tụng kinh Đại Bát
Niết Bàn ( Bộ kinh thậm thâm sâu xa vi diệu của Phật thuyết trước lúc Ngài nhập
Niết Bàn) và thường khoe khoang việc mình làm.

Dưới chân núi Đông Sơn, Kỳ Châu tỉnh Thiểm Tây có một vị Sa Di hàng ngày thường
trì tụng Kinh Phổ Môn. Đến một ngày, cả hai người đều bạo tử ( chết lâm sàng)
và tự thấy mình đến chốn Minh phủ.

Ở đó, Diêm Vương thiết lập bảo tọa bằng vàng thỉnh Sa Di lên ngồi rồi chí thành
đảnh lễ, lại thiết lập bảo tọa bằng bạc rồi thỉnh vị Tăng tụng kinh Niết bàn
lên an tọa và lễ bái qua loa.

Vị Tăng này thấy vậy sanh tâm bất bình nên hỏi vị Sa Di hiện đang ở chổ nào.

Sau đó cả hai người sống lại, vị Tăng bèn đi từ Dương Châu đến Kỳ Châu để tìm
cho ra Sa Di tụng kinh Phổ Môn. Sau khi gặp được nhau, Vị Tăng hỏi vì sao Sa Di
tụng kinh Phổ Môn được cung kính. Vị Sa Di thưa: “Kính bạch Thầy! Hằng ngày mỗi
khi con tụng Kinh Phổ Môn, đều thành kính mặc tịnh y và đốt các thứ danh hương
cúng dường Phật, rồi chí thành lễ bái, chú nguyện xong rồi mới đọc tụng kinh
Phổ Môn. Con thực hành như vậy nhiều năm nay không sai một ngày nào, không dám
có chút giải đãi.”

Vị Tăng kia nghe xong thì sanh lòng hổ thẹn, tạ ơn Sa Di rồi nói rằng : “Tội
lỗi của Tôi rất thâm trọng, ngày ngày tụng Kinh Niết Bàn, oai nghi không chỉnh
tề, tam nghiệp không thanh tịnh, đến nay mới nghiệm rõ được việc này.




(Trích Pháp Uyển Châu Lâm Tập)
Link
Xem Video
https://youtu.be/XnP0_VoQI4M

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét